A SANG:  JOURNEY TO THE WORLD OF MEDITATION THROUGH EACH PAINTING

There is something subtly captivating when we look at the paintings by Hoang A Sang: faces of people sleeping inside lotus flowers, and people doing meditation, radiating some peculiar warmth. Looking at the paintings, it is impossible not to love  the life we are living, and the life experience that we are going through. This painter uses a palette of light colors, he does not intend to shock  people with strong tints.

Sang’s paintings resemble Delta wave music, sending the audience to deep meditation, to nothingness. Everything inside the mind is suddenly washed off,  and let go, allowing one to envision their innermost. A painting of this artist should be hung in the  home of one with quick temper who usually fail to control their emotions, and those with spiritual pains as well. The beautiful energy released by the paintings can calm their mind, helping them to overcome shocks, and lead them to a more peaceful life.

Arts contain in them gigantic sources of energy. Just like we need the food and the air to stay alive, the materials to meet our needs, we need  arts to relieve ourselves, above all. Sang’s paintings, which are imbued with the essence of meditation, relieve  the painter himself, and they transfer the spiritual tranquility to the audience.

Sang said that he did not want to tell any complicated stories with his paintings. He does not intend to renew anything. He does not follow any trend or school of painters, either.  Refusing to limit himself within the framework of any artistic theory, he simply paints what is inside him. That is the journey inward, a minute inward observation, after all the outward orientations have come apart.

In his younger years, Sang tried “everything” with painting. He followed a variety of new trends, even  “frightening” ones. He once like something strenuous, something that impresses himself as well has his audience. However, after twenty year’s time painting  and earning his living as a journalist, Sang has realized that disappointment is the only thing that an artist can achieve by straining himself. Art must be something natural, something that flows out from  inside the artist. Art is created only by those who do not strain themselves to become artists.

A Sang claims that the artist and his picture must be one, there must be no difference between the two. They differ when the artist is orienting himself outward, making a display, satisfying the crowd with the thing they desire.

Serenity can be easily sensed in every brushstroke by A Sang

There are times when Sang ponders after visiting his friends’ galleries, when he notices discrepancies between the artists and their pictures. That is when the artist is trying to do something different from himself, following some trend. They paint to attract the audience, aiming at the crowd’s  rational mind. The gallery may be well visited, lustily reported by the mass media, and is found astounding by the audience. Yet Sang knows for sure that the artist will feel disappointed when facing himself. He does not know who he really is. Because he is orienting himself outward, he has not reached his inner self, and has not seen his very core.

Through his practice of meditation, A Sang has come to believe that each person has a “core”, which is formed through many lives. That core is like a pearl hiding itself inside the mussel at the bed of the ocean. To see the pearl, one must learn to see through the outside layers. It is a difficult journey inward, towards the side of  no light, of a lot of darkness, of no “fake joy”, and  of “true sadness”.

Sang said that he left the mountainous village of Pac Thay of the Tay ethnic people (Cao Bang province) for Ha Noi at the age of 20; with nothing in his posession, except for the passion for painting. However, to survive in the city, he needed so many things. It took him almost ten years to rebel, seek, and get disappointed. There were times when he regretted not following his parents’ advice, refusing to enter the college of agriculture to become an engineer. Then he started working as a journalist, thanks to the privilege of making acquaintance with high profile professionals of the field.

At first, he was only a newspaper painter  in charge of the layout. Then he discovered his ability in writing. And he began writing. Then he did all types of jobs related to newspapers. He was passionate with his jobs, just like a buffalo that did not spare its energy plowing the field. In return, the job of a journalist enabled him to support his family, and brought an end to the time when he had to strain himself to make ends meet. Painting was done only at night. Most of his paintings were created during the night-time, after all the work of a journalist  was finished. He would paint, then discard the painting. Then he would paint again. Throughout the period of silent  self-seeking in painting, he did not exhibit his artwork anywhere, even in a shared gallery. He kept the passion to himself, to such a level that people thought of him as a journalist rather than a painter. Simply because he had not found himself in painting.

Then meditation brought Sang to another world. That was when unexpected incidents happened in his life.  He talked about a time when he was seriously depressed, when there were upheavals in his family life. He was exhausted with the pressure of life. There were moments when he thought he would not survive. He began to read books about meditation and started practicing it as a technique of improving his health. The more he meditated, the more changes he found inside himself. Things began to fall back into place in his life.

The spiritual difficulties gradually disappeared when he could let go of his Ego, when the attachments were one-by-one released. And there was a peculiar change in his art. Sang could really see himself whenever he merged himself in the activity of painting. His pictures started to convey the true color of an artist named Hoang A Sang. They began to reveal a style, a link  with the spiritual aspect of his life.

The brushstrokes of emotions, typical of A Sang’s style

Every night, he enters his studio the way one begins a ritual. He gets absorbed in the world of colors. In the past, he would paint when he was frustrated and crazy, when he was struggling. Now, it is when he feels blissful. Before the pictures communicate the message to the audience, they enrich him. “ I was closer to my family members, I loved them more, and I loved myself more as well. There was no more frustration and inferiority. I was transformed into another person.”

For the time being, A Sang’s paintings sell very well. The artist in him is now more widely known than the journalist. When  a new painting is posted on his web page, it is usually seen and commented on by many people. They look for his serenity shown in the painting. Being asked about his feelings about selling his pictures, he said it was impossible to express with words. Not only because he could earn money.  Money is good, but the most significant thing is that his energy can be transmitted to many people. In truth, Sang can live well in the city thanks to his years’ working as a journalist. He used to work for many newspapers simultaneously, and was very responsive to the market’s tendencies.

Life itself has always been beautiful, and is always treasured by those who seek beauty as the meaning of their existence. According to A Sang, the happiest time of his life is the present moment. He has a cozy family with two lovely daughters, time when he can come into his studio every day, and can get absorbed into his paintings. He talks about his daughters with sparkles of joy lighting up his eyes.

Sang said that he was grateful for having the two daughters. They make up for the short-comings in his character. They pull him back to the gentleness that he idolizes: “When I get angry, they just remain perfectly calm. When I get crazy, they just hold me in their arms. When I drink wine, they come and tell me not to drink too much. Thanks to their presence, I can do meditation. Children are like presents from God to their parents. Nothing compares to their love”.

The life story of Sang, someone who spent his time searching, and finally found himself, gives us much food for thought. We are living in a world of conveniences and information, a world of constant attractions. For those outside seductions, we sometimes forget to come back to ourselves. The more we orient ourselves outwards, the longer the way back inside becomes.

For A Sang, the pictures he paints are the “way back inside” for himself. They make up the way back to his true self…

2016

Author: Binh Nguyen Trang

Translator: Van Thi Thanh Binh

Họa sĩ A Sáng: Tìm đến cõi thiền trong mỗi nét tranh

Có gì thật dịu dàng mê hoặc khi ta ngắm nhìn những bức tranh của Hoàng A Sáng. Những gương mặt người ngủ trong sen, trong thiền định. Từ họ tỏa ra một sự ấm áp lạ lùng. Đến nỗi nhìn tranh, ta không thể không yêu lấy cuộc đời mình đang sống, kiếp sống mình đang trải qua. Sáng thường dùng các gam màu nhẹ, không chủ định chói lóa gây sốc, gây ấn tượng.

Tranh của Sáng giống như nhạc sóng não Delta, làm ta muốn chìm sâu vào thiền, vào trống không. Mọi ý nghĩ như được gột rửa, buông bỏ, và ta bất chợt nhìn thấy cốt lõi thẳm sâu trong mình. Xem tranh của A Sáng, không hiểu sao tôi nghĩ, những người hay nổi nóng, không thể kiềm chế cảm xúc trước những vấn đề của đời sống, hãy treo tranh của Sáng trong nhà. Những người đã từng bị tổn thương trong tinh thần cũng nên treo tranh của Sáng trong nhà. Năng lượng đẹp từ những bức tranh tỏa ra có thể sẽ giúp họ bình tâm, vượt qua những cú sốc và sống thanh thản hơn.

Nghệ thuật thực sự luôn ẩn chứa một sức mạnh lớn lao. Người ta sống thì cần ăn, cần thở. Vật chất cần để duy trì sự tồn tại của mình, nhưng nghệ thuật thì cao hơn, nó có khả năng nâng đỡ. Những bức tranh đậm chất Thiền của A Sáng đầu tiên đã nâng đỡ anh, chính người sáng tạo ra chúng. Tiếp sau đó, nó mang sự nhẹ nhàng thanh thản đến cho công chúng.

Sáng bảo, anh không định kể chuyện gì rắc rối trên tranh. Anh cũng chẳng chủ trương đổi mới hay cách tân gì hết. Không theo đuổi trường phái này nọ. Không bị lệ vào bất cứ lý thuyết nghệ thuật nào. Anh đơn giản là vẽ những gì trong mình. Đó là cuộc đi vào trong, nhìn sâu sắc vào bên trong, sau khi tất cả sự nhìn ra ngoài đã biến mất. Thời trẻ tuổi hơn, Sáng cũng từng “đủ trò” với hội họa. Đuổi theo cái mới này, cái mới kia. Vẽ “ngáo ộp” cũng có. Thích một sự căng thẳng, ấn tượng, muốn gây ép-phê với chính mình, với người xem. Nhưng con đường dài 20 năm âm thầm vẽ tranh và kiếm sống bằng nghề báo đã giúp Sáng nhận ra rằng mọi thứ mình cố trong nghệ thuật không mang đến điều gì ngoài sự thất vọng. Nghệ thuật phải là điều gì đó tự nhiên, một thứ suối nguồn tuôn chảy bên trong người nghệ sĩ. Nghệ thuật chỉ đến với người nào đó khi anh ta không cố để trở thành nghệ sĩ.

A Sáng quả quyết rằng, người họa sĩ và tranh của họ phải đồng nhất, phải là một mà không thể là hai. Nếu tác phẩm và người nghệ sĩ không là một, thì đó chỉ là họ đang hướng ra ngoài, đang trình diễn. Họ nhìn vào đám đông và cung cấp thứ nghệ thuật thỏa mãn đám đông.

Không ít lần Sáng đi xem triển lãm tranh của bạn bè về và suy ngẫm. Anh thấy rằng, tác phẩm và tác giả không hề đồng nhất. Người họa sĩ đang cố làm một điều gì đó khác mình. Họ đuổi theo một xu hướng nào đó. Họ dùng đầu óc tỉnh táo để hướng đến đám đông, và vẽ trong mong muốn có được đám đông đó. Và cho dù triển lãm đông vui, công chúng thấy lạ, truyền thông được mời rầm rộ, báo chí đưa tin, nhưng Sáng chắc chắn một điều rằng người họa sĩ khi tự đối diện với mình họ sẽ thất vọng. Họ không biết họ thực sự là thế nào. Họ đang đi phía ngoài mà chưa thực sự bước vào trong, chưa nhìn thấy cái cốt lõi của mình.

Bởi theo Thiền, học Thiền nên A Sáng tin rằng mỗi con người đều có một cái “nhân”, được hình thành qua nhiều kiếp sống. Nó giống như viên ngọc nằm sâu trong lòng con trai dưới đáy biển. Để nhìn thấy viên ngọc đó, người ta phải biết gạt bỏ cái bên ngoài, làm một cuộc hành trình khó khăn để tìm phía bên trong, phía không có ánh sáng, phía nhiều bóng tối, phía không có “niềm vui giả tạo”, mà chỉ có “nỗi buồn đích thực”.

Sáng kể, anh rời bản Pác Thay, một bản của người Tày (Cao Bằng) xuống Hà Nội năm mới ngoài 20 tuổi. Chẳng có gì trong tay ngoài một tình yêu dành cho hội họa. Nhưng đời sống chốn thị thành cần bao nhiêu tứ để tồn tại. Anh mất gần 10 năm nổi loạn, tìm kiếm, thất bại và thất vọng. Có lúc ân hận vì đã không nghe theo lời của cha mẹ, muốn Sáng học ngành nông nghiệp để quay về nhà làm một kỹ sư nông nghiệp. Rồi Sáng đi làm báo. May mắn gặp được những người anh lớn trong nghề báo.

Ban đầu Sáng chỉ là họa sĩ trình bày báo. Rồi Sáng phát hiện ra mình viết tốt. Thế là viết. Rồi làm đủ loại công việc liên quan đến nghề báo. Làm hăng say, miệt mài, như một con trâu cày ruộng không tiếc công tiếc sức. Bù lại, nghề báo có thể nuôi sống anh và gia đình, hết những ngày long đong miếng cơm manh áo. Việc vẽ, Sáng chỉ dành dụm vào ban đêm. Hầu hết những bức tranh đều được vẽ trong đêm, khi những công việc của một ngày làm báo đã hoàn thiện. Vẽ rồi bỏ, rồi vẽ. Suốt đoạn đường dài âm thầm tìm mình trong hội họa đó, Sáng không tham gia một cuộc triển lãm tranh nào, dù là triển lãm chung. Đến nỗi mọi người biết Sáng là người làm báo nhiều hơn là họa sĩ. Đơn giản là Sáng chưa thấy mình trong hội họa.

Rồi Thiền đưa Sáng đến một cõi khác. Đấy là khi cuộc sống xảy ra nhiều chuyện không như ý muốn. Sáng kể, có giai đoạn anh bị trầm cảm nặng. Gia đình có biến cố. Áp lực của cuộc sống khiến anh vô cùng mệt mỏi. Có lúc như không thể gượng dậy được. Anh bắt đầu đọc sách về Thiền và tìm đến Thiền như một phương pháp cải thiện sức khỏe. Càng đi sâu vào Thiền định Sáng càng nhận ra mình có sự biến đổi. Mọi thứ dần dần trở lại ổn định.

Những khó khăn tinh thần Sáng có thể vượt qua, khi cái Tôi trong anh được buông bỏ, những chấp ngã dần dần mất đi. Và đặc biệt trong nghệ thuật có một sự thay đổi khác biệt. Sáng nhìn ra mình thực sự mỗi khi chìm đắm vào hội họa. Những bức tranh bắt đầu nói tiếng nói thực sự của người họa sĩ có tên Hoàng A Sáng. Chúng bắt đầu có phong cách riêng, có một đường link như sợi chỉ xuyên suốt trong tinh thần của Sáng.

Hàng đêm Sáng bước vào phòng vẽ của mình như một nghi lễ. Sáng chìm trong màu sắc. Nếu trước đây với Sáng, vẽ có khi là bức bối, điên rồ, cố gắng, thì giờ đây vẽ đối với Sáng là hạnh phúc, là niềm vui. Trước khi những bức tranh có thể đến với người xem, Sáng thấy anh được rất nhiều từ công việc sáng tạo. “Tôi trở nên yêu thương, ấm áp với người thân hơn, với mọi người xung quanh hơn, và với chính mình nữa. Sự hằn học, tự ti không còn nữa. Tôi như trở thành một người khác so với trước đây”.

Bây giờ thì A Sáng đã bán được tranh. Con người hội họa của anh đã được biết đến nhiều hơn con người làm báo. Trên trang cá nhân, mỗi khi anh đưa một bức tranh mới lên giới thiệu, có rất nhiều người xem đợi sẵn để yêu thích, để ngắm, để tìm bình an từ đó. Hỏi Sáng, niềm vui của việc bán tranh đối với anh như thế nào, Sáng bảo, không thể tả hết thành lời. Không phải chuyện bán tranh có tiền đâu. Bán tranh có tiền thì cũng thích, nhưng cao hơn cả là vui vì năng lượng của mình có thể lan tỏa đến nhiều người. Sáng thực ra đã có thể đủ tiền sống yên ổn giữa thủ đô nhờ những tháng năm miệt mài làm báo. Anh một lúc làm nhiều tờ báo khác nhau, tổ chức bài vở nhanh nhạy theo xu hướng thị trường.

Đời sống này vốn đẹp và luôn mời gọi những người muốn tìm kiếm cái đẹp như một ý nghĩa để tồn tại. A Sáng nói, nếu có giai đoạn nào hạnh phúc nhất trong cuộc đời thì chính là giai đoạn anh đang sống. Một gia đình êm ấm, hai cô con gái nhỏ, và mỗi ngày được bước vào phòng vẽ, nhập vào những bức tranh. Nhân nói về hai cô con gái, A Sáng khoe con với một niềm vui lấp lánh trên gương mặt.

Sáng bảo, cảm ơn cuộc đời vì đã cho anh 2 đứa con gái. Chúng bù lấp vào tất cả những tính cách của Sáng, luôn khiến cho anh được trở lại dịu dàng như anh muốn. “Khi mình nổi nóng, chúng nó vẫn bình thản như thường. Khi mình điên, chúng nó lao vào ôm mình. Khi mình uống rượu, chúng nó đứng cạnh nhắc bố uống ít thôi. Mình Thiền được cũng nhờ chúng nó. Con gái giống như quà tặng của thượng đế dành cho những người làm cha như mình. Không có tình yêu nào so sánh được”.

Câu chuyện của Sáng, một người đi tìm kiếm chính mình và tìm thấy mình mang đến cho mỗi người trong chúng ta rất nhiều suy ngẫm. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy ắp tiện nghi, tràn ngập thông tin. Luôn luôn có nhiều thứ hấp dẫn bề ngoài để dẫn dụ cặp mắt chúng ta hướng vào đó. Đôi khi vì mải đuổi theo những thứ bên ngoài, chúng ta đã quên mất đường quay trở lại. Và bởi vậy, càng đuổi theo những cái bên ngoài, đường trở về chính mình càng xa.

Với A Sáng, những bức tranh thiền chính là “đường về nhà” của anh. Về lại với bản nguyên của chính mình…

  • Bình Nguyên Trang

Bài đăng trên báo Cảnh sát toàn cầu

Dẫn lại tại link: https://www.baomoi.com/hoa-sy-hoang-a-sang-tim-den-coi-thien-trong-moi-net-tranh/c/22079107.epi